1 ngày uống bao nhiêu nước là đủ?

Uống nước là điều cần thiết mỗi ngày nhưng câu hỏi 1 ngày uống bao nhiêu nước là đủ vẫn chưa nhận được câu trả lời chính xác từ hầu hết chúng ta. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ để tránh khỏi trình trạng thiếu nước hoặc ngộ độc nước.

Bạn chắc chắn sẽ không muốn bị khô héo vì mất nước phải không vì nước chiếm 75% khối lượng trong cơ thể con người, phân phối ở khắp cơ thể như tim, não, phổi, cơ và xương khớp… việc cần làm là bổ sung lượng nước thích hợp nuôi cơ thể.

Uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Chưa kể đến việc phải uống bao nhiêu nước, việc đầu tiên là hãy uống khi cơ thể bạn đang báo động là nó đã khát nước.

Một số thông tin cho rằng một ngày uống 2 đến 3 lít nước một ngày là hoàn toàn sai lầm tại sao vậy uống nhiều nước chắc chắn có thể gây ra ngộ độc nước.

Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước

Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước

Mỗi người tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, hoạt động thể chất, cân nặng, hình thức lao động, sức khỏe khác nhau vì vậy lượng nước nạp vào cơ thể là khác nhau :

Theo cân nặng

Thông thường người trưởng thành cần 35g nước cho 1kg thể lượng cơ thể, nhu cầu ở trẻ em cao gấp 4 lần. Trung bình mỗi người cần 6-8 cốc nước trong 1 ngày tương đương 1,5 lít nước phân bổ trong 5 giai đoạn trong ngày.

Theo dạng canh súp, nước ép hoa quả…nước lọc, đun sôi để nguội. Người càng cao tuổi nhu cầu lượng nước càng ít từ 60-70 tuổi lượng nước chiếm 50% trong lượng. Ở trẻ sơ sinh chiếm 75 – 80% cân nặng.

  • Theo độ tuổi

Năm 2012 Viện dinh dưỡng nghiên cứu về lượng nước mỗi người trong cơ thể như sau:

– Trẻ em từ 1-10kg: nhu cầu là 100ml/kg

– Từ 11-20kg: nhu cầu là 1.000ml+ 50ml (cho mỗi 10 cân nặng tăng lên)

– Từ 21kg trở lên: là 1.500ml+20ml/kg (cho mỗi 20 cân nặng tăng lên)

– Vị thành niên 10-18 tuổi: nhu cầu là 40ml/kg trọng lượng cơ thể

– Từ 19-30 tuổi là 40ml/kg: cơ thể nếu hoạt động thể lực nặng

– Trên 19-55 tuổi: hoạt động thể lực trung bình là 35ml/1kg trong lượng cơ thể

– Trên 50 tuổi: thêm 15ml/kg cho mỗi cân nặng tăng lên 20kg.

– Trên 55 tuổi: nhu cầu lượng nước là 30mg cho 1 kg trọng lương cơ thể

Việc uống nước cần phải đủ theo tất cả những tiêu chuẩn mà chúng tôi đã để cập ở bên trên hoặc còn theo tiêu chuẩn của từng người, bởi, việc uống quá nhiều nước có thể gây ra trình trạng thừa nước hay ngộ độc nước, ảnh hưởng xấu đến cơ thể của chúng ta.

Hiện tượng ngộ độc nước là gì?

Uống nước quá nhiều không liều lượng gây phản ứng cơ thể. Natri trong máu bị hạ xuống, uống nước quá nhiều làm giảm nồng độ muối trong máu. Có các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu. Trường hợp nặng có thể gây phù não, co giật, hôn mê, thậm chí lú lẩn,.. dẫn đến tử vong.

Bạn nên phân bổ đều lượng nước trong ngày, nhiều trường hợp tử vong do uống nước quá liều lượng như một điển hình vào năm 2008 một người phụ nữ tên Jacqueline Henson ở Anh, cô đã uống 4 lít nước trong vòng 2 giờ đồng hồ theo chế độ giảm cân, cô bị sưng não nặng và dẫn đến tử vong sau đó.

Hiện tượng thừa nước ở con người?

Hiện tượng thừa nước ở con người?

Thận làm việc quá công suất khi bạn uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn, chúng không thể loại bỏ các chất lỏng trong cơ thể đủ nhanh dẫn đến máu loãng kèm them nồng độ muối xuống thấp dẫn đến ngộ độc nước.

Cung cấp nước cho cơ thể thì vô cùng quan trọng nhưng quá nhiều không những tăng lợi ích mà còn gây hậu quả nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết cơ thể thừa nước

Khi cơ thể thừa nước, bạn có thể dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:

– Tăng trọng lượng cơ thể nhanh: nếu bạn cảm giác trọng lượng trong một ngày của bạn tăng lên nhanh điều này chứng tỏ cơ thể của bạn đang bắt đầu giữ nước trong mức cho phép.

– Tăng nhịp tim nhanh: giữ nước làm tim khó bơm máu lên các cơ quan khác trong cơ thể. gây ra ảnh hưởng đến tay chân bạn bị sưng. Gây áp lực ngoại vi lên chân tay cản trở hoạt động cơ bóp đẩy máu của trái tim, làm chúng ta cảm thấy nhịp tăng lên. Tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến các mạch máu và tim.

Nhịp tim tăng nhanh

Nhịp tim tăng nhanh có thể là một trong những dấu hiệu của thừa nước

– Sự thay đổi màu da: nguyên nhân cơ thể giữa nước làm ảnh hưởng đến dòng máu. tình trạng là da đỏ lên trong một số vùng trong cơ thể, có những đốm nhợt nhạt do giữ nước làm quá trình lưu thông máu bị rối loạn. Nếu ấn mạnh vào da ta sẽ thấy một vệt lõm in lại trên da lâu.

– Khó thở, phù: có thể bị sưng tấy các mô trong cơ thể, hoặc phù các mô trong phổi dân đến khó thở. Phổi dư nước càng làm khó thở, khan giọng, khò khè và ho.

– Nhức đầu cả ngày: là dấu hiệu bạn đang thừa lượng nước dung nạp vào cơ thể, các tế bào não bộ bị sưng. Các tế bào não bị tăng kích thước lên chèn ép vào hộp sọ và gây ra các cơn nhức đầu.

– Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên: do uống thừa nước hai quả thận phải làm cật lực gây rối loạn hormone làm căng thẳng mệt mỏi.

– Đi tiểu quá nhiều lần: 10 lần trên 1 ngày có thể bạn đã uống nhiều nước. Nước tiểu quá trong như nước lọc báo hiệu bạn đang thừa nước. Nước tiểu có màu vàng nhạt thì nước bạn uống vào vừa đủ cung cấp cho cơ thể.

 – Sưng các khớp: cũng có sự liên quan đến lượng nước bị ứ trong cơ thể. Gây ảnh hưởng đến chức năng của cơ làm yếu và đau cơ. Một số cơ bị cứng khó đi bộ và căng cơ ở tay chân.

Tác hại thừa của nước

Khi cơ thể thừa nữa sẽ gây ra rất nhiều các tác hại nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống cũng như tính mạng. Dưới đây là một số tác hại thường thấy khi cơ thể thừa nước:

– Các tế bào não bị tổn thương, bị gây sưng các tế bào. Kali và ion Natri hoạt động như 1 chất điện giải cân bằng chất lỏng giữa các tế bào. Nếu bạn thừa nước quá nhiều làm nồng độ điện giải giảm xuống di chuyển theo máu vào các tết bào làm cho các tế bào bị sưng. Nghiêm trọng hơn là sưng não rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Khi cơ thể bị thừa nước, cơ thể phải giải phóng lượng nước qua tuyến mồ hôi và nước tiểu khiến nồng độ muối trong máu xuống thấp. Làm hạ natri gây hiện tượng máu loãng các triệu chứng như tê liệt, buồn nôn, huyết áp thấp, tiêu chảy…

Buồn nôn là triệu chứng thường thấy khi uống quá nhiều nước

Buồn nôn là triệu chứng thường thấy khi uống quá nhiều nước

– Thừa nước làm các chất điện giải trong cơ thể chúng ta giảm xuống, mất đi sự cân bằng của của chất lỏng. Có trường hợp nặng gây trường hợp nặng gây, chuột rút, co thắt cơ.

Uống nhiều nước gây hại cho tim gây căng thẳng áp lực lên tim do lượng máu chảy về tim bị tăng lên có trường hợp động kinh.

– Làm việc quá năng suất để bài tiết gây suy giảm chức năng thận suy thận, sỏi thận…nguyên nhân thận phải tăng giờ hoạt động. Lâu ngày thận suy yếu và mệt mỏi gây ra các bệnh lý về thận. Gưng mặt sưng lên cũng có thể là do cơ thể bị giữa nước.

– Gây hiện tượng đổ mồ hôi nhiều do uống nhiều nước, bác sĩ Mark whiteley viện trưởng khoa phẫu thuật mạch máu. Người sáng lập Whiteley Clinic London (Anh) đã chỉ ra rằng nhiều trường hợp tìm đến ông để cắt bỏ tuyến mồ hôi. Đã nghiên cứu ra việc uống nhiều nước gây ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi. Nên việc đầu tiên ông thường hỏi bệnh nhân là bạn uống bao nhiêu lít nước mỗi ngày?

Biện pháp ngăn ngừa cơ thể giữ nước

Để phòng tránh thừa nước bạn chỉ nên uống 8 ly nước trong một ngày kể cả bao gồm các chất lỏng. bạn nên chú ý xem màu của nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu trong vắt nên uốn ít nước lại, nếu màu vàng cô đặc thì bạn nên uống nhiều nước hơn.

Ăn trái cây là cách bổ sung nước mỗi ngày tốt nhất

Ăn trái cây là cách bổ sung nước mỗi ngày tốt nhất

Uống nhiều nước hơn nếu bạn là người vận động thể dục thể thao thường xuyên, làm cơ thể, mất đi lượng nước nhanh chóng do đổ mồ hôi. Bạn nên nhớ một nghịch lí rằng nếu cơ thể bạn bị mất nước sẽ phản ứng ra hiện tượng giữ nước. Bạn cũng có thể uống nước trái cây, hoa quả bổ sung nhưng không nên uống các loại caffein, rượu bia dễ gây mất nước trong cơ thể.

Hạn chế lượng muối natri nhiều nguyên nhân khiến trọng lượng bị tăng. Tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp. Không cho quá nhiều muối vào thức ăn khi đã được nấu chín. Tăng cường dùng rau xanh trong bữa ăn cũng như các loại protein, ngũ cốc. Không nên dùng quá 1 muỗng cafe muối trong một ngày gây ảnh hưởng sức khỏe đến thận và thừa nước.

Nên tập thể dục thường xuyên. Mỗi ngày nên bỏ ra 20- 30 phút cho tập luyện giữa gìn sức khỏe, các bài tập với cường độ vừa phải, bạn cũng có thể đi bộ, chạy xe đạp và bơi lội để tăng quá trình trao đổi chất.

Đặt chân lên cao để giảm sưng và ngăn ngừa giữa nước và bàn chân phải cao hơn tim để giúp các chất lỏng dễ dàng thoát ra khỏi bàn chân về tim được thuận lợi.

5 giai đoạn cần bổ sung nước trong ngày

Uống nước sau khi vừa ngủ dậy, sau khi đã ngủ qua một đêm dài cơ thể của bạn đang bị mất nước. Việc bổ sung lượng nước ngay lúc này là cần thiết. Uống trước khi ăn sáng trong khoảng thời gian từ 7h đến 8h, rửa sạch đường ruột của bạn, góp phần trẻ hóa, thanh lọc cơ thể.

Uống nước trước mỗi bữa ăn giúp bạn đánh lừa bộ não tăng cảm giác no làm cho bạn ăn ít lượng thức ăn hơn, duy trì thói quen này lâu dài làm giảm cân hiệu quả.

Uống nước sau khi vận động thể chất nhiều giúp bạn giải khát, giảm mệt mỏi căng thẳng.

Uống nước trước khi đi ngủ 30 phút giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn còn làm giảm nguy cơ hình thành  mắc bệnh cục máu đông trong mạch máu.

Nên uống những loại nước nào?

Cung cấp nước rất tốt cho sức khỏe để trao đổi chất và duy trì cuộc sống chúng ta. Cũng đã biết được hậu quả của ngộ độc nước. Cũng như uống bao nhiêu nước trong ngày. Nhưng uống những loại nước nào thì mới tốt cho sức khỏe.

Cơ thể không cho phép uống những loại nước độc hại và chất độc hại như các loại nước có ga. Bạn không thể uống 1,5 lít nước có ga và phân bổ cho cả ngày được đúng không, sẽ gây ra tác dụng phụ, lão hóa, suy giảm chức năng gan, gây suy gan..

Cũng như nên hạn chế các loại nước có chất cồn, rượu bia, nước tăng lực.

Nên uống các loại nước trắng tự nhiên, không chất tẩy, nước đun sôi để nguội được bảo quản đúng quy cách, nước lọc, nước tinh khiết.

Ngoài ra bạn cũng có thể uống các loại nước từ trái cây như nước chanh giúp giải nhiệt tốt. Chanh còn giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Làm huyết áp ổn định và thanh lọc độc tố của thận ra ngoài cơ thể. thăng cường chất năng tiêu hóa. Chanh tươi chứa nhiều kali giúp kích thích bộ não bộ hoạt động tốt. Vitamin xanh trong chanh giúp cơ thể ổn định.

Nước dừa tươi có tính giải độc cao, cung cấp những khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, cải thiện làn da và sức khỏe, làm tăng hệ miễn dịch, lợi tiểu. Loại bỏ vi khuẩn trong răng, nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm stress cho mùa hè nắng nóng.

Nước mía là nước giải khát tự nhiên không hóa chất độc hại, công dụng giúp giảm cân, chống oxy hóa, đẩy lùi cơn cảm cúm và viêm họng. Nhưng đảm bảo bạn uống nước mía từ nay hợp vệ sinh, sạch sẽ.

Đến đây thì bài viết 1 ngày uống bao nhiêu nước là đủ của máy lọc nước Thái Đường đã khá dài và chúng tôi nghĩ rằng nó khá đủ đế giải đáp được hầu hết các thắc mắc của bạn, nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào khác cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

Bình luận

Hotline: 0283 872 0323
Chat Facebook
Gọi điện ngay