Nước cứng là gì? Cách làm mềm nước cứng tốt nhất
Nước cứng vừa gây ra những rắc rối trong sinh hoạt vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu sử dụng lâu dài. Vậy nước cứng là gì và làm sao để nước cứng trở nên mềm?
Và không cần phải đợi lâu nữa, chúng ta hãy cùng đến những những thông tin chi tiết về nước cứng là gì và những phương pháp làm mềm nước cứng hiệu quả nhất mà bạn nên biết.
Nước cứng là gì?
Nước cứng là loại nước thiên nhiên, từ nguồn nước ngầm, hoặc nước đi qua khu vực mỏ đá vôi hay mỏ khoáng sản.
Nước cứng là loại nước có chứa ion Ca2+ (canxi) và Mg2+ (magie) vượt tiêu chuẩn cho phép, sẽ khiến nguyên tố nhanh chóng bị hòa tan trong nước bị thành nước cứng.
Nước chứa nhiều Mg2+ có vị đắng. Tuy nhiên, nếu tổng hàm lượng Canxi và Magie vượt mức độ tiêu chuẩn nước sạch 3mg/lít trở thành nước cứng, có ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống và sức khỏe người sử dụng nó.
Phân loại nước cứng
Có 3 loại nước cứng là nước cứng tạm thời, nước cứng toàn phần và nước cứng vĩnh cửu.
Nước cứng tạm thời
Chứa muối cacbonat, bicacbonat và magie. Nước cứng tạm thời có thể xử lý bằng cách đun sôi. Dưới tác động của nhiệt độ cao, những muối này tạo thành muối cacbonat kết tủa thường lắng dưới đáy ấm, CO2 và H2O công thức làm mềm nước cứng tạm thời bằng nhiệt
Ca(HCO3)2 => CaCO3 + H2O + CO2
Mg(HCO3)2 => MgCO3 + H2O + CO2
Nước cứng vĩnh cửu
Cấu tạo từ muối của ion magie, canxi với các gốc anion của axit mạnh như (Cl)– và (SO4)2-. Những muối này không kết tủa ở nhiệt độ cao, do đó khi đun sôi nước cứng vĩnh viễn sẽ không có tác dụng làm giảm độ cứng.
Nước cứng toàn phần đồng thời cũng tồn tại cả thành phần nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu.
Tác hại của nước cứng
Nước cứng gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sức khỏe và kinh tế công nghiệp.
Trong sinh hoạt hàng ngày
Trong cuộc sống hằng ngày, việc sử dụng nguồn nước cứng sẽ mang lại rất nhiều ảnh hưởng như:
– Dùng nước cứng pha thuốc có thể gây ra kết tủa và làm thay đổi thành phần của thuốc
– Dùng để nấu rau hoặc thịt sẽ khó chín hơn
– Nếu nấu nước chè sẽ mất đi mùi vị của nước chè
– Khi giặt đồ với xà phòng sẽ làm cho xà phòng không ra bọt do Ca2+ sẽ tạo kết tủa gốc axit trong xà phòng
– Dùng nước cứng pha trà cà phê làm cà phê không tan trong nước, pha chế đồ uống làm mất đi độ ngon ngọt vị tự nhiên, nên ít được dùng để pha nước uống
– Dùng nước cứng để nấu thức ăn sẽ khó làm mềm thực phẩm.
– Đá vôi trong nước cứng phá đi vị trà, làm thay đổi màu sắc, cà phê, mùi vị của sữa, khiến đồ uống thành màu đậm, vị chát, ít thơm ngon.
– Nước cứng được khuyến cáo không nên được sử dụng để chế hoặc thuốc bắc, thuốc nam. Các ion có trong nước sẽ tác dụng với các thành phần thuốc gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho người uống.
– Nước cứng gây nên hiện tượng ố vàng sàn nhà, thiết bị vệ sinh, bồn tắm, gương kính, làm bình nóng lạnh lâu nóng và tốn điện.
– Nước cứng cũng làm da tóc khô hay mẩn ngứa.
– Nước cứng khá đặc nên cũng không dùng làm đá.
– Nước cứng làm mất tác dụng tẩy rửa của xà phòng do tạo muối không tan canxi stearat, làm mau mục vải hỏng áo quần.
– Sử dụng nước đá vôi trong sinh hoạt ăn uống trong một thời gian dài, cacbonat, bicabonat, magie sẽ xâm nhập vào trong cơ thể và phân hủy thành muối cacbonat (kết tủa).
– Những muối kết tủa này gây hại cho cơ thể do không được thấm qua thành ruột và tích tụ lâu ngày dễ gây tắc động tĩnh mạch.
– Ăn uống nước dư lượng vôi quá lớn sẽ gây ra hiện tượng lắng cặn, hoặc bệnh sỏi thận và mắc các bệnh liên quan đến đường tiết niệu.
Trong công nghiệp
– Nước cứng, nước đá vôi lắng cặn gây ứ tắc đường nước, tạo vệt ố vàng và các mảng bám dày trên vật dụng, giảm tuổi thọ và công năng của nhiều thiết bị điện.
– Nước cứng gây cho công nghiệp thiết bị làm lạnh, nồi hơi tình trạng bám cặn trên bề mặt thiết bị đun nấu.
– Nước cứng làm giảm hệ thống lưu thông lưu lượng trên đường ống dần dần gây áp lực lớn có thể gây nổ nồi hơi.
– Nước cứng không được phép dùng trong nồi hơi, khi đun sôi nước cứng thì canxi cacbonat (CaCO3) và magie cacbonat (MgCO3) kết tủa và bám trong thành nồi hôi, ấm nước bình đựng tạo thành một màng cặn cách nhiệt, làm giảm hệ số cấp nhiệt, có khi làm nổ nồi hơi.
Chính vì vậy, bạn nên sử dụng nước uống đóng chai, đóng bình, hoặc sử dụng máy lọc nước để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhất.
Những phương pháp làm mềm nước cứng
Hiện nay có một số phương pháp để loại bỏ độ cứng trong nước, làm mềm nước cứng từ đơn giản đến phức tạp như gia nhiệt tạo kết tủa, trao đổi ion, làm mềm nước bằng vôi, công nghệ lọc RO. Tất nhiên muốn có nước càng mềm càng tốn công.
Phương pháp gia nhiệt tạo kết tủa
Phương pháp tạo kết tủa là phương pháp rất quen thuộc đơn giản nhất là quá trình đun sôi nước cứng khi nhiệt độ cao các hợp chất magie và canxi sẽ phản ứng tạo thành các cặn bám dưới đáy ấm đun nước, hay xoong nồi
Phương pháp này còn nhiều hạn chế, vì nguồn nước sau khi đun vẫn không đảm bảo an toàn khi uống trực tiếp. Vẫn cần trải qua một hệ thống lọc cặn bẩn nữa mới sử dụng được, hơn nữa cặn bẩn dưới đáy nồi cũng làm hư hao các thiết bị đun nấu nước cứng.
Phương pháp trao đổi ion
Ion là 1 nguyên tử mang điện tích. Nguyên tử mang điện tích dương gọi Cation, nguyên tử mang điện tích âm gọi là Anion. Khi hai điện tích trái dấu nhau sẽ tạo thành cặn, để xử lý hiện tượng này người ta dùng hạt nhựa trao đổi ion.
Theo nguyên lý những hạt mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau, người ta dùng hạt nhựa mang điện tích dương để hút hạt mang điện tích âm và ngược lại. Khi các hạt nhựa đã bảo hoà không thể hút thêm nữa thì người ta sẽ sạc lại.
Quá trình này có thể diễn ra liên tục hay theo chu kỳ, tự động hay thủ công tùy vào quy mô sản phẩm. Khi tái sử dụng hạt nhựa này không thể trở về hình dạng ban dầu và cho hiệu quả hoạt động kém, cần phải thay thế hạt nhựa mới đảm bảo hiệu quả hệ thống lọc.
Phương pháp làm mềm nước bằng vôi
Với phương pháp này có thể giảm thành phần Mg2+ trong nước nhưng lại tạo ra CaSO4, CaCl2 chỉ có thể làm mềm nước cứng tạm thời, nhưng không thể làm mềm nước cứng vĩnh viễn và nước cứng toàn phần. Phương pháp này chỉ có thể dùng tạm thời.
Phương pháp này khá phức tạp. Các hộ gia đình khó áp dụng vì nó còn theo nghiên cứu. Và tiến hành cần có sự chỉ dẫn chuyên môn có kinh nghiệm thực hiện thành công phương pháp này.
Phương pháp làm mềm nước bằng công nghệ lọc RO
Phương pháp này khá đơn giản chỉ cần mua một máy lọc nước về dùng là có thể an tâm sử dụng dòng nước mà không phải lo lắng những cách xử lý phức tạp khó thực hiện. Công nghệ RO xử lý nước cứng hiệu quả được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay nhất hiện nay.
Với công nghệ này sử dụng màng lọc có kích thước siêu nhỏ hoạt động dựa trên cơ chế thẩm thấu ngược loại bỏ hoàn toàn các kim loại nặng, tạp chất vi khuẩn, các chất hòa tan và không hòa tan trong nước. Làm nước cứng thành mềm sau khi lọc qua màng RO, cho nguồn nước đầu ra tinh khiết lọc hoàn toàn cho người sử dụng.
Với các phương pháp trên nước cứng không phải là vấn đề đáng lo ngại với các hộ gia đình nữa. Giờ đây gia đình bạn có thể an tâm sử dụng nguồn nước tinh khiết cho gia đình bạn.