Nước nhiễm phèn là gì? Nguyên nhân và cách xử lý nước nhiễm phèn

Nước nhiễm phèn hay nước phèn xuất hiện trong giếng đào, giếng khoan các nguồn nước từ sông, hồ. Người dân đa phần ở vùng nông thôn đều sử dụng nguồn nước này, để tiết kiệm chi phí. Việc sử dụng các nguồn nước này nhưng chưa được đảm bảo an toàn vệ sinh cho sức khỏe vì có chứa nhiều vi khuẩn tạp chất, nước phèn có màu sắc vàng đục, không trong như nước máy. Nước nhiễm phèn phải được xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

Nước nhiễm phèn là gì?

Nước nhiễm phèn có vị chua, mùi hơi tanh, chứa nhiều ngày trong lu, bể sẽ đóng thành lớp màu vàng sỉ. Nếu sử dụng nước phèn này để giặt quần áo sẽ bị ố vàng, xỉn màu.

Nước nhiễm phèn cũng gọi là nước nhiễm phèn sắt, thường có màu vàng đục. Nhìn rất mất thẩm mỹ và bẩn. Khi sử dụng nước nhiễm phèn mà chưa qua bất kì một phương pháp xử lý nước sạch nào sẽ khiến cho  các vật dụng dùng bị ăn mòn do thường tiếp xúc với nước nhiễm phèn nặng gây các bệnh da liễu.

Hình ảnh nước nhiễm phèn

Hình ảnh nước nhiễm phèn

Nếu nước phèn không xử lý kịp thời thì sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng có ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng loại nước này. Nước nhiễm phèn thường có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo khu vực, từng địa phương, từng vùng nước nhiễm phèn thường có vị chua, nước nhiễm phèn làm quần áo bị vàng ố sau giặt những vật dụng tiếp xúc lâu ngày với nước cũng bị hoen ố. Nước nhiễm phèn nặng sẽ  ngửi thấy mùi vị tanh tanh ..Nguồn nước nhiễm phèn là khi một số thành phần vượt mức so quy định so với hàm lượng cho phép điển hình là thành phần sắt.

Khi dùng nước nhiễm phèn trong sinh hoạt hàng ngày mà chưa qua bất kì một phương pháp xử lý nước tiếp xúc thường xuyên với nước phèn gây dị ứng da. Đặc biệt nếu dùng nước nhiễm phèn không xử lý sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cả trong hiện tại và sau này.

Nguyên nhân nước nhiễm phèn

Nước bị nhiễm phèn do đất phèn mang tính thổ nhưỡng, đặc biệt ở những vùng châu thổ, đồng bằng. Nước có nguy cơ nhiễm sắt do hệ thống đường dẫn ống nước bằng sắt bị rò rỉ do lâu ngày.

Hiện nay vấn đề ô nhiễm nguồn nước đang ảnh hưởng vào mạch nước ngầm gây ra chất lượng nguồn nước giảm, tăng nguy cơ nhiễm các hóa chất như H2S, amoni, nitrit, chì, asen,… tổn hại cho sức khỏe và cuộc sống con người.

Anion sunfat có quá nhiều trong nước, gây ra một hiện tượng nước nhiễm phèn. Các muối kép có đồng hình cấu tạo tinh thể gồm có 8 mặt được tạo bởi các anion sunfat (SO4-2) hoặc anion selenat (SeO4-2), anion phức gồm SeF4-2 hoặc là ZnCl4-2), hoá trị cation 2 kim loại này khác nhau.

Nước sinh hoạt bị nhiễm phèn sắt

Nước sinh hoạt bị nhiễm phèn sắt

Có 2 loại phèn là: phèn sắt, phèn nhôm.

  • Phèn sắt là một muối của sắt 3 sunfat, amoni hoặc kim loại kiềm. Phèn sắt  không có màu, và tan được trong nước. Nước bị nhiễm phèn sắt có màu tím vì có mangan trong nước.
  • Phèn nhôm được chia có 2 loại: nhôm đơn: công thức là  Al2.(SO­4)3.18H2O.

nhôm kép: muối kép của sunfat nhôm cộng với sunfat kim loại kiềm  hay amoni.

Công thức hóa học chung của phèn là MIMIII(SO4)2.12H2O; MI là kim loại hóa trị 1 như Na+, K+, Ce+, Rb+, hoặc NH4+; MIII là ion kim loại hoá trị 3 như Al3+, Fe3+, Mn3+, V3+, Ti3+ Co 3+, Ga3+, Rb3+, Cr3+. Phèn kép là tên hay các loại muối kép. Người ta gọi muối có kim loại ngậm nước là Mx(SO4)y.nH2O gọi là phèn đơn.

Xử lý nước giếng khoan nhiễm phèn

Hiện nay, chúng ta có rất nhiều các phương pháp xử lý nước nhiễm phèn khác nhau cho nước giếng khoan, mỗi phương pháp sẽ đem lại một hiệu quả khác nhau trong việc xử lý, chính vì thế, việc chọn phương pháp nào còn phải tùy thuộc vào mức độ nhiễm phèn của nguồn nước cần xử lý.

Nhìn chung, chúng ta sẽ có một số cách xử lý nước nhiễm phèn dưới đây:

Khử phèn bằng vôi và tro bếp

Dựa vào phản ứng của chất khử và sắt có trong nước phèn. Dùng vôi hay tro bếp với một lượng vừa đủ đổ vào chậu nước bị nhiễm phèn, sau đó đợi khoảng 20 đến 30 phút. Khi nước đã lọc và trở thành trong hơn thì phải gạn phần nước ở mặt cho cẩn thận rồi chuyển qua bước lọc khác để sử dụng trong sinh hoạt nấu và ăn uống.

Cách xử lý nước nhiễm phèn bằng tro bếp

Cách xử lý nước nhiễm phèn bằng tro bếp

Ghi nhớ, việc khử phèn bằng vôi và tro bếp chỉ là cách làm nước hết phèn ban đầu chứ không thích hợp để sử dụng cho sinh hoạt và uống, vì vậy, hãy sử dụng thêm giải pháp khác trước khi sử dụng nguồn nước này nhé.

Bể lọc nước gia đình

Nếu gia đình bạn có diện tích lớn và điều kiện thì bạn có thể tự làm bể lọc tại nhà để lọc nước phèn cho sinh hoạt hằng ngày. Nhưng nó cũng làm tốn khá nhiều thời gian cũng như chuẩn bị và công sức. Biện pháp này sẽ giải quyết được nhu cầu nước sinh hoạt, đối gia đình đông con ở nông thôn.

Tự xây bể lọc xử lý nước giếng khoan nhiễm phèn

Tự xây bể lọc xử lý nước giếng khoan nhiễm phèn

Bể lọc gia đình đa phần thường có 4 lớp. Lớp dưới cùng là sỏi tạo khoảng trống để gom nước, lớp tiếp theo là đá thạch anh để lọc cặn, lớp thứ kế tiếp là than hoạt tính có thể khử mùi và hấp thụ các hóa chất hòa tan, trên cùng là lớp cát mangan được dùng để khử đi những kim loại nặng như là sắt và mangan…

Bạn cũng có thể sử dụng bể lọc nước này để xử lý nước cứng và phục vụ cho sinh hoạt của gia đình.

Xử lý nước phèn bằng phèn chua

Cách làm trong nước bằng phèn chua là sử dụng liều lượng 1g phèn chua bằng khoảng nửa đốt ngón tay cho khoảng 20 lít nước. Múc một gáo nước rồi hòa vào lượng phèn tương đương với lượng nước cần làm trong cho tan ra hết, và cho vào dụng cụ chứa nước rồi khuấy đều, chờ trong khoảng 30 phút, cho cặn lắng xuống hết đáy, rồi gạn cặn lấy nước trong.

Dùng vải sạch để lọc nước, nếu không có phèn chua, sẽ giữ lại được các cặn bẩn, làm vài lần như vậy cho đến khi lấy được nước trong thì thôi, vải lọc phải bằng cotton để có thể lọc nước được, thay vải mới khi thấy cặn ở trên vải lọc quá nhiều.

Mọi người nên lưu ý trong trường hợp lấy nước ở sông quá đục màu, hoặc nước ở vùng phù sa cần lọc bỏ phù sa qua màn các lớp vải trước khi làm trong dòng nước theo các bước hướng dẫn như đã nêu trên.

Xử lý nước phèn bằng phèn chua

Xử lý nước phèn bằng phèn chua

Vì vậy phèn chua có thể dùng làm trong nước bị nhiễm phèn, nhưng sau khi làm trong, ta nên tiến hành khử trùng vi khuẩn mới có thể sử dụng được.

Cách khử trùng: sử dụng viên Cloramine B 0,25g:

Lấy 25 lít nước đã được làm trong cho vào 1 viên Cloramine rồi khuấy đều, đậy nắp lại chờ trong 30 phút sau mới có thể sử dụng được.

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng nguồn nước đã được lọc bằng phương pháp này để sinh hoạt chứ không nên dùng để uống vì nó vẫn còn khá nhiều tạp chất bẩn có trong nước.

Khử phèn với công nghệ lọc nước hiện đại

Công nghệ lọc nước qua màng RO thẩm thấu ngược, dùng áp suất cao cộng với khe hở cực nhỏ, để ép lượng nước qua các lõi lọc, ở mỗi lớp lọc, các loại tạp chất cặn bã sẽ được khử sạch sẽ hoàn toàn. Nguồn nước ra ở đầu vòi đảm bảo cho sự tinh khiết được công nhận an toàn cho trực tiếp sử dụng.

Màng lọc RO hoạt động hiệu quả ở cả những nguồn nước nhiễm phèn nặng, ô nhiễm, nhiễm mặn,… Để sử dụng tốt máy lọc nước RO, gia đình bạn cần phải đảm bảo rằng lượng nước đã loại bỏ bụi bẩn, cặn có kích thước lớn, mà mắt thường có thể nhìn thấy được, để máy hoạt động hiệu quả hơn và tránh các tình trạng nghẹt tắc lõi lọc.

Đối với nguồn nước nhiễm phèn nặng, bạn phải sử dụng những hệ thống lọc nước có chứa cột lọc nước Composite để mang lại hiệu quả lọc nước tốt nhất, bạn có thể xem chi tiết tại danh mục sản phẩm máy lọc nước sinh hoạt để chọn chiếc máy phù hợp với nguồn nước của mình.

Xử lý đất nhiễm phèn

Chúng ta có thể khử phèn tại chỗ hoặc lấy mùn mang về rồi khử phèn.

Khử phèn tại chỗ

Để cải tạo đất phèn tại chỗ thì không được gọi là khử phèn mà phải gọi là rửa phèn.

Nếu là phèn tiềm tàng, tiềm ẩn tức có tầng sản sinh phèn nhưng chưa hình thành phèn thì không được cày xới và để đất ngập nước không nên làm cho phèn bị Oxy hóa. Nghĩa là để nguyên, không động vào nhiều.

Thường thì phèn đã hoạt động, tức là sau khi cày xới, và khai thác cũng như canh tác… Người ta phải lên líp để rửa đi phèn tức là rửa Fe, H+, Al, SO4… làm cho phèn ít độc và ít chua. Trồng cây dễ thích nghi như dứa… ở những năm đầu phải cải tạo và rửa phèn vài năm kết hợp với bón vôi và bón lân…

Khử đất mùn mang về

Đất mùn khi mang về nếu có phèn chua là PH thấp có chứa nhiều Fe, SO4, Al,… Phải đo ít nhất là Al, pH, Fe trong bùn đất để biết được mức độ cần rửa phèn, bón vôi để rửa Fe, Al, cho trôi đi sau đó mới bón thêm vôi để nâng PH lên.

Phải kiểm tra chất lượng bùn đất sau khi đã xử lý, nếu không kiểm tra có thể sẽ rất độc cho cây trồng, đặc biệt là cây non và mầm ươm.

Nguyên tắc chung trên còn phụ thuộc đây vào mức độ phèn và mức độ chua của đất mùn.

Ngoài ra còn có lượng lưu huỳnh cao, những loại cây không thích nghi với lưu huỳnh cũng có thể bị độc.

Mục đích chính của những cách xử lý đất phèn này là tránh phèn lây lan cho nguồn nước, giúp cho quá trình lọc nước trở nên đơn giản hơn một cách gián tiếp.

Đó là những giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong việc xử lý nước nhiễm phèn mà bạn cần biết để làm sạch nguồn nước giếng khoan của mình và phục vụ cho từng mục đích sinh hoạt, nấu ăn hoặc tưới tiêu của gia đình mình, nếu có bất cứ thắc mắc nào khác cần được giải đáp, bạn đọc có thể liên hệ cho chúng tôi thông qua khung chat của Website hoặc các thông tin liên hệ của Máy lọc nước Thái Đường ở cuối trang Web nhé.

Bình luận

Hotline: 0283 872 0323
Chat Facebook
Gọi điện ngay