TDS là gì? Kiểm tra tổng chất rắn hòa tan với bút đo TDS

TDS đối với nhiều người chắc hẳn còn một thuật ngữ xa lạ. TDS chính là một thuật ngữ chỉ tổng chất rắn hòa tan trong một đơn vị thể tích nhất định và thường được sử dụng trong định lượng tổng chất rắn hòa tan trong công nghệ lọc nước.

Mời bạn tham khảo bài viết này của chúng tôi để tìm hiểu rõ về TDS và cách kiểm tra tổng chất rắn hòa tan trong nước bằng bút đo TDS nhé.

TDS là gì?

TDS là tổng chất rắn hòa tan trong một đơn vị thể tích nhất định và có tên đầy đủ là Total Dissolved Solids.

Tổng chất rắn hòa tan cũng chính là tổng số các ion có mang điện tích và có đơn vị đo là mg/L hay ppm.

Trong đó mối quan hệ giữa mg/L và ppm là 1 mg/L = 1 ppm

Tổng các chất rắn hòa tan TDS sẽ gồm có các muối vô cơ, các hợp chất hòa tan và kim loại nặng được xếp vào các hợp chất ô nhiễm thứ cấp gây hại cho sức khỏe con người.

TDS ở mức càng nhỏ thì chứng tỏ nước càng tinh khiết ví dụ như nước sau lọc của máy lọc nước RO có TDS rất thấp.

TDS là gì

TDS là gì

TDS ở các mức khác nhau sẽ thể hiện cho những tính chất nguồn nước khác nhau như là nguồn nước có TDS nằm trong khoảng từ 0 đến 200 ppm là an toàn cho sức khỏe, nguồn nước có TDS nằm trong khoảng từ 200 đến 500 ppm là nằm trong khoảng nước sử dụng cho sinh hoạt và cuối cùng là nguồn nước có TDS trên 500 ppm thì tuyệt đối không nên sử dụng vì bị ô nhiễm.

– TDS nằm trong khoảng từ 0 đến 50 ppm là nguồn nước lý tưởng đối với sức khỏe con người và có thể uống trực tiếp.

Chỉ số TDS ở mức từ 5 ppm trở xuống được xem là nước hoàn toàn tinh khiết và không có chất rắn hòa tan nghĩa là không có khoáng chất.

Tuy nhiên đối với điều ngược lại không phải cứ nguồn nước có chỉ số TDS cao là chứng tỏ nguồn nước đó bị ô nhiễm bởi trong số tổng các chất rắn hòa tan đó có cả các chất có lợi và có hại.

Các chất rắn hòa tan có lợi trong nước đó là các ion khoáng vì vậy đối với nước khoáng không có giới hạn về TDS.

– Nước suối, nước ngầm đã lọc qua cacbon sẽ có chỉ TDS nằm trong khoảng 50 đến 100 ppm.

– Nước cứng sẽ có chỉ số TDS từ 170 ppm trong đó nước cứng ở độ nhẹ chỉ số TDS sẽ nằm trong khoảng từ 200 đến 300 ppm có thể dùng cho sinh hoạt và ở mức TDS từ 300 đến 500 ppm cho thấy nguồn nước của bạn đang có độ cứng cao không nên sử dụng dù là trong sinh hoạt để tránh gây hại cho sức khỏe.

– Cuối cùng là nguồn nước có chỉ số TDS vượt quá 500 ppm thì đây là một nguồn nước ô nhiễm và bạn không nên sử dụng nhé, dù là được khử trùng bằng đèn UV diệt khuẩn thì cũng có hại khi sử dụng.

TDS trong nước từ đâu có?

Nước là môi trường điện li của các chất hòa tan vì vậy đối với các vật chất nó chảy qua sẽ có xu hướng hòa tan chúng và phân giải thành các ion mang điện tích và TDS được sinh ra trong quá trình tuần hoàn nước và sự tiếp xúc của nước với các vật chất nó đi qua.

TDS trong nước do đâu mà có?

TDS trong nước do đâu mà có?

Cũng chính vì vậy mà TDS bao gồm chất hòa tan như là:

– Các ion khoáng chất: Na+, Ca2+, K+,…

– Các ion làm cứng nước (Mg2+, Ca2+)

– Các kim loại nặng như là asen, chì, thủy ngân, sắt, mangan,…

– Hóa chất, thuốc trừ sâu phát sinh do dòng chảy bề mặt

– Một số chất hòa tan phát sinh trong quá trình phong hóa, giải phóng đá và đất

TDS trong nước được loại bỏ cực kỳ hiệu quả bởi công nghệ RO của những chiếc máy lọc nước gia đình tinh khiết

Kiểm tra tổng chất rắn hòa tan với bút đo TDS

Để kiểm tra chỉ số TDS trong nước người ta sử dụng một dụng một dụng cụ chuyên dụng đó là bút đo TDS.

Bút đo TDS là một thiết bị hiện đại và nhỏ gọn được sử dụng trong ngành xử lý nước có công dụng kiểm tra nhanh tổng hàm hàm lượng chất rắn hòa tan có trong nước làm cơ sở ban đầu cho việc xác định độ sạch của nước.

Bút thử TDS xác định chỉ số TDS dựa vào điện tích của các ion kim loại, muối, khoáng chất hòa tan điện li trong nước để đo độ dẫn điện của các ion kim loại có thể là anion hoặc là cation từ đó xác định được tổng số các chất hòa tan có trong nước.

Bút đo TDS kiểm tra tổng chất rắn hòa tan

Bút đo TDS kiểm tra tổng chất rắn hòa tan

Bút TDS hoạt động như thế nào?

Sau đây bài viết sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng bút đo TDS để kiểm tra chất lượng nguồn nước của bạn một cách dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi nhé.

– Bước đầu tiên để sử dụng bút đo TDS bạn cần tháo nắp bảo vệ điện cực và bấm vào nút mở nguồn.

– Lấy mẫu nước vào một cái cốc sạch

– Từ từ cho đầu điện cực của bút đo TDS vào cốc nước mẫu bạn vừa chuẩn bị và lưu ý là chỉ nhúng vào nước đến vạch quy định không được nhúng quá sâu sẽ làm hư bút đấy nhé.

– Khuấy nhẹ để đảm bảo không bị bọt khí bám vào ở đầu điện cực.

– Sau khoảng 5 giây bút sẽ bắt đầu đo lượng TDS và báo kết quả lên màn hình.

– Đọc chỉ số trên màn hình khi kết quả đã ổn định

– Sau khi đo nhất nhẹ bút ra khỏi nước và vẩy nhẹ cho nước còn bám vào đầu điện cực rơi xuống

– Lau khô đầu điện cực và đậy nắp lại như ban đầu.

Đầu điện cực là  bộ phận rất quan trọng của bút đo TDS bạn lưu ý luôn bảo vệ và giữ cho đầu điện cực được sạch để đảm bảo kết quả đo được chính xác và không làm giảm tuổi thọ bút đo TDS nhé.

Tốt nhất sau mỗi lần sử dụng bạn nên rửa qua với nước cất hay nước tinh khiết nhé.

Bút TDS là một dụng cụ mà mỗi gia đình nên có để có thể kiểm soát và kiểm tra nhanh nguồn nước mà gia đình bạn đang sử dụng mà không mất nhiều chi phí và thời gian.

Và bạn cần lưu ý một điều là bút đo TDS chỉ kiểm tra và cho bạn biết được tổng chất rắn hòa tan có trong nguồn nước mà bạn muốn kiểm tra.

Vì vậy bạn không nên vội kết luận tính chất nguồn nước thông qua chỉ số TDS mà bạn nhận được thông qua bút đo TDS nhé.

Tổng kết:

Qua các thông tin bài viết cung cấp về bút đo TDS hy vọng giúp bạn hiểu thêm về một sản phẩm kiểm tra nhanh chất lượng nguồn nước mà bạn có thể trang bị cho gia đình mình, giám sát chất lượng nguồn nước để bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn tốt hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác hay nếu có ý kiến đóng góp, hay liên hệ ngay cho chúng tôi qua khung chát hoặc bình luận ngay bên dưới nhé.

Bình luận

Hotline: 0283 872 0323
Chat Facebook
Gọi điện ngay