Ung thư dạ dày | Nguyên nhân – Triệu chứng và cách điều trị

    Ung thư dạ dày hay ung thư bao tử là một trong những căn bệnh nằm trong top những căn bệnh nan y hiểm nghèo nhất hiện nay. Đã cướp đi mạng sống của 800.000 người mỗi năm. Để lại vô vàn nỗi đau về tinh thần, thể chất, kinh tế cho chúng ta. Do đó chúng ta phải nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cập nhật những kiến thức về nguyên nhân gây ung thư dạ dày dưới đây để bảo vệ cho bạn và người thân có một cuộc sống tươi đẹp khỏe mạnh.

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra căn bệnh ưng thư dạ dày, trong đó, đa số là do thói quen ăn uống của mỗi cá nhân và thói quen sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân gây ung thư dạ dày mà bạn nên biết để tìm cách phòng tránh nhé!

Thức ăn hằng ngày

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Ăn nhiều muối, như dưa cà muối, ăn nhiều món nướng chiên, dầu mỡ thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn ít rau xanh, hoa quả. Khiến lượng muối đưa vào cơ thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp, ăn mặn còn tăng nguy cơ ung thư bao tử do muối thúc đẩy hoạt động vi khuẩn HP, loại vi khuẩn gây ung thư dạ dày.

Nguy cơ ung thư dạ dày từ thức ăn

Nguy cơ ung thư dạ dày từ thức ăn

Ăn nhanh cũng khiến dạ dày bị tổn thương dạ dày, enzim chưa kịp tiết ra để bôi trơn và phân hủy thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Vì vậy dạ dày cũng chưa tiết ra lượng dịch vị khiến thức ăn bị ứ đọng, gây trào ngược axit, viêm loét lâu dần thành ung thư dạ dày.

Uống nước bẩn

Nguồn nước uống rất qua trọng duy trì sức khỏe của cơ thể, sẽ ra sau nếu bạn uống và sử dụng lượng nước nhiễm bẩn hằng ngày sẽ gây ra nhiều căn bệnh tổn hại đến hệ tiêu hóa, dạ dày, tá tràng, đường ruột.

Uống nước nhiễm bẩn có nhiều cặn bẩn, các tạp chất, kim loại nặng như (sắt, manga, chì các vi khuẩn độc hại, vi rút. asen,…) trong nước máy, nước giếng khoan, nước mưa…

Chưa được qua xử lý bằng máy lọc nước chuyên dụng làm sạch nước tinh khiết để sử dụng trong ăn uống sinh hoạt cũng là nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Nguồn nước bạn sử dụng có thật sự sạch?

Nguồn nước bạn sử dụng có thật sự sạch?

Trên thị trường hiện nay có công nghệ lọc nước RO của Pucomtech là thương hiệu được nhiều người tiêu dùng tin chọn có thể lọc 99% nước sạch yên tâm cho sử dụng lâu dài cho sức khỏe.

Uống bia rượu, chất cồn

Uống nhiều bia rượu, thức uống chứa cồn cũng là nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Uống nhiều bia rượu làm mòn đốt cháy các chất dịch vị, mất chất bôi trơn có trong dạ dày gây xuất huyết dạ dày.

Ngoài ra các hóa chất làm rượu bia giả hiện nay không rõ nguồn gốc cũng gây nguy hiểm tính mạng. Các cơ sở kinh doanh vùng quê thường bỏ hóa chất không rõ nguồn gốc vào rượu nấu để tăng lợi nhuận.

Nguyên nhân khiến nhiều người ngộ độc thực phẩm lâu ngày thành ung thư bao tử và những căn bệnh liên quan đến tai biến mạch máu não, đột quỵ.

Nhiễm vi khuẩn HP

Nhiễm vi khuẩn Helicobactor pylori (HP) do ăn uống ngoài hàng quán lây lan, vệ sinh muỗng đũa kém. Người nhiễm khuẩn HP ăn uống chung hay vệ sinh bát đũa không sạch ăn vào dễ khiến lây lan vi khuẩn qua đường nước bọt hoặc phân người bệnh nhiễm khuẩn HP ở niêm mạc dạ dày.

Một nghiên cứu khác cho thấy chỉ cần loại trừ vi khuẩn HP làm giảm 40% nguy cơ bị ung thư dạ dày. Có những trường hợp dương tính với vi khuẩn HP nhưng chưa hẳn là đã bị ung thư dạ dày, nhưng khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư.

Không khám sức khỏe định kỳ

Bệnh ung thư bao tử là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không đi thăm khám sức khỏe định kỳ thì sẽ không phát hiện ra bệnh, các tế bào ung thư âm thầm phát triển rất nhanh. Khối u tế bào ung thư đã lây nhiễm đến những giai đoạn cuối thì người bệnh không còn có khả năng chữa trị.

Bạn có khám sức khỏe định kỳ thường xuyên không?

Bạn có khám sức khỏe định kỳ thường xuyên không?

Vì vậy việc thường xuyên chăm lo sức khỏe đi khám định kỳ, khám tổng quát, và làm các xét nghiệm kiểm tra ung thư theo dõi cơ thể thường xuyên giúp phát hiện sớm bệnh để có thể có khả năng chữa trị được khi nằm ở những ở giai đoạn sớm.

Yếu tố di truyền

Ung thư dạ dày có yếu tố di truyền gọi là ung thư dạ dày khuếch tán di truyền (HDGC), trong loại ung thư này có khối u rắn, nếu trong gia đình có người bị viêm loét dạ dày ông bà hay cha mẹ có hệ tiêu hóa kém. Khi sinh con ra cũng bị kém về hệ tiêu hóa do đó cần phải bổ sung dưỡng chất cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Khoảng 10% số cao ung thư do gen di truyền liên quan. Trong gia đình có người bị ung thư bao tử thì nguy cơ mắc bệnh của con cháu càng cao.

Do đó nếu có người thân bệnh, hãy thường xuyên đi khám sức khỏe để phát hiện sớm bệnh.

Người bị viêm dạ dày mãn tính

Những người bị viêm dạ dày mãn tính lâu năm, do ăn uống sinh hoạt không đều độ, những người bận rộn không có thời gian ăn uống nhịn đói, ăn quá nhiều quá nhanh lâu năm thành viêm dạ dày mãn tính.

Không dùng thuốc hoặc dùng thuốc không đủ liều lâu ngày viêm loét dạ dày càng trở nặng, dạ dày không thể chữa trị nữa, không thể ăn, không tiêu hóa được càng nghiêm trọng thì có nguy cơ bị ung thư dạ dày rất cao.

Thức khuya

Thức khuya làm suy yếu toàn bộ cơ quan trong cơ thể mệt mỏi thức khuya lâu dài làm tim mệt mỏi suy nhược cơ thể hạ huyết áp khiến cơ thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng. Thức khuya cũng khiến dạ dày cồn cào đói và ăn đêm.

Bạn có thường xuyên thức khua và có những bữa ăn lúc nữa đêm?

Bạn có thường xuyên thức khua và có những bữa ăn lúc nữa đêm?

Buổi tối là thời gian cơ thể nghỉ ngơi sau ngày dài hoạt động. Nhưng dạ dày của bạn phải làm việc cật lực để tiêu hóa lượng thức ăn mà bạn đưa vào. Lâu dần dạ dày tiêu hóa chậm, dạ dày bị lão hóa, yếu dần và mắc các bệnh dạ dày bước đầu là đau dạ dày, viêm dạ dày và ung thư dạ dày.

Thiếu máu ác tính

Thiếu máu ác tính, hồng cầu suy giảm ruột không hấp thụ được vitamin B12. Do cơ thể không hấp thụ vitamin B12 cần thiết tạo hồng cầu khỏe mạnh cho cơ thể. Bệnh thiếu máu ác tính này từng là căn bệnh chết người do thiếu các biện pháp điều trị.

Ngày nay căn bệnh tương đối dễ điều trị bằng cách tiêm bổ sung B12. Thiếu hụt B12 gây ra các triệu chứng buồn nôn và ói mửa, táo bón, ăn mất vị ngon, ợ nóng, gây tổn hại đến hệ tiêu hóa. Đây là nguyên nhân gây ung thư dạ dày nếu không được điều trị kịp thời.

Do nhóm máu

Theo nghiên cứu sức khỏe, những người thuộc nhóm máu O thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày hơn các nhóm máu khác đến 30%. Nguyên nhân do cấu tạo màng tế bào nhóm O hấp dẫn vi khuẩn Helicobacter gây tổn thương dạ dày. Nhóm máu O có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ dễ bị đột quỵ. Do đó cần phải biết kiềm chế bản thân.

Những người có nhóm máu A thường dễ mắc ung thư họ ít bị bệnh vặt nhưng khả năng bệnh nan y lớn. Theo thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày nhóm máu A cao đến 13% so với các nhóm máu khác. Nhóm người máu A nếu thấy đau vùng thượng vị, sụt cân, tiêu chảy ra máu, thì cần đi khám và điều trị.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh ung thư trong đó có ung thư phổi và ung thư dạ dày. Do hàm lượng nicotin trong thuốc lá phá hủy hệ hô hấp.

Hút thuốc lá thể gây ung thư dạ dày

Hút thuốc lá thể gây ung thư dạ dày

Chất nortisol trong khói thuốc khi người bệnh hít phải gây viêm loét dạ dày nặng hơn. Niêm mạc dạ dày suy yếu, ngăn cản quá trình tiết nhầy của dạ dày, còn làm giảm tác dụng của thuốc khi điều trị viêm loét dạ dày và ung thư.

Môi trường sống ô nhiễm

Và những người có điều kiện sống thấp. Vi khuẩn sinh sôi nẩy nổi, những nơi có nguồn nước bẩn, lượng thức ăn bẩn, ô nhiễm nguồn nước. Sinh hoạt nguồn nước này cũng là nguyên nhân gây hại đến hệ tiêu hóa, tổn thương đến dạ dày, ngộ độc thực phẩm.

Môi trường sống nhiều khói bụi ô nhiễm nặng, sinh sống gần nhà máy xí nghiệp, có lượng khí thải độc hại, hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư dạ dày và ung thư phổi. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Tuổi tác và giới tính

Người càng cao tuổi dễ mắc bệnh ung thư dạ dày hơn do hệ miễn dịch dần kém. Theo thống kê những người trung niên bị ung thư dạ dày hơn ở người trẻ.  Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh cao gấp hai lần so với phụ nữ, do thường uống bia rượu và hút thuốc lá.

Béo phì cũng là một trong những nguy cơ gây ung thư dạ dày, do hiện tượng trào ngược thực quản, xảy ra ở những người thừa cân. Một số thống kê thấy người béo phì có nguy cơ ung thư vùng nối dạ dày-thực quản gấp 2 lần người không béo phì.

 Từng phẫu thuật dạ dày

Những người từng phẫu thuật dạ dày, cắt một phần dạ dày có khả năng bị ung thư dạ dày cao hơn người bình thường, do dạ dày bị mất chức năng toàn phần. Làm thay đổ độ PH trong dạ dày dẫn đến ung thư về sau.

Do đó nếu đã từng phẫu thuật dạ dày rồi nên thường xuyên đi thăm khám để kiểm tra sức khỏe. Nếu có phát hiện ung thư sớm có để kịp thời chữa trị. Cũng nên thực hiện chế độ ăn uống điều độ dành cho dạ dày sau phẫu thuật.

Cách phát hiện ung thư dạ dày

Đa phần các bệnh nhân bị ung thư dạ dày đều phát hiện rất nhanh nhưng khó để phát hiện sớm. Có 3 trong 4 bệnh nhân đến bệnh viện ở giai đoạn muộn khi đã không còn có thể điều trị.

Trung bình người bệnh ung thư chỉ sống trong vòng 1 năm. Khi có triệu chứng nhẹ bệnh dạ dày thông thường nên đi đến bác sĩ để điều trị sớm.

Chuẩn đoán bằng các phương pháp:

– Nội soi dạ dày, đặt 1 ống nội sôi gắn liền đèn, camera ở cuối ống, đưa ống vào miệng đẩy xuống dạ dày cho phép nhìn vào bên trong dạ dày

– Sinh thiết: lấy 1 mẫu mô nhỏ trong dạ dày sau đó đem ra ngoài quan sát dưới kính hiển vi

– Chụp cắt lớp vi tính (CT) và FET_CT tạo ra các hình ảnh của cơ thể xem ung thư đã lan rộng đến những nơi khác hay chưa

Chụp CT để phát hiện ung thư bao tử

Chụp CT để phát hiện ung thư bao tử

– Kiểm tra vi khuẩn Helicobactor pylori gây ung thư dạ dày

– Xét nghiệm máu, hơi thở, mẫu sinh thiết

Lời Khuyên: Bạn nên dành thời gian chăm sóc cho sức khỏe cũng như chế độ ăn uống hợp lý, an toàn để tránh các bệnh tật và đi đến bác sĩ sớm nhất khi nghi ngờ mất các dấu hiệu ung thư.

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Sau đây là những phương pháp điều trị ung thư dạ dày hiện nay. Đối với những trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu.

Phẫu thuật cắt bỏ ung thư dạ dày

Bệnh nhân ung thư dạ dày có thể được mổ, được kiểm tra sức khỏe để đảm bảo chịu đựng được ca phẫu thuật. Bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày của người bệnh, sau khi phẫu thuật các bác sĩ sẽ đặt lại đường tiêu hóa giúp bệnh nhân ăn uống.

Phương pháp này chỉ dành cho bệnh nhân ở giai đoạn sớm của ung thư. Ngoài ra còn có Robot phẫu thuật ung thư dạ dày ở các nước phát triển bằng việc bóc tách các khối u, giảm đau rút ngắn thời gian nằm viện, hệ chế mất máu.

Hóa Trị

Sử dụng các loại thuốc hóa trị để diệt các tế bào ung thư, ngăn tế bào ung thư phát triển rộng ra. Thỉnh thoảng bệnh nhân được hóa trị trước khi phẫu thuật, hóa trị kết hợp với xạ trị để cho kết quả điều trị sớm nhất.

Mục đích của điều trị ung thư là làm chậm quá trình phát triển của khối u, làm giảm kích thước khối u, thuận lợi cho phẫu thuật hoặc xạ trị, làm giảm các triệu chứng chẳng hạn như đau đầu. Tiêu diệt các tế bào vi thể sau khi khối u được phẫu thuật lấy bỏ còn được gọi là điều trị bổ trợ giúp phòng chống bệnh tật tái phát.

Liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân

Tăng cường hệ miễn dịch tự thân sử dụng tế bào Nk, tế bào lympho T được tách chiết từ máu, nuôi cấy và kích hoạt nhằm tăng cường khả năng chống lại tế bào ung thư, sau đó truyền lại cho người bệnh.

Liệu pháp sinh hoạt sinh này kết hợp với các biện pháp điều trị truyền thống sẽ tăng khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, giúp người bệnh đáp ứng điều trị tốt. Với tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, liệu pháp này còn giảm mệt mỏi mãn tính ở người bị ung thư giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội cảm cúm, viêm phổi, nhiễm nấm.

Chỉ với việc xây dựng một lối sống lành mạnh từ những nguyên nhân gây ung thư dạ dày mà tôi đã đề cập bên trên, bạn đã có thể xây dựng một mô hình thói quen sống tốt, phòng tránh cho mình và những người xung quanh khỏi căn bệnh quái ác này, Hãy bảo vệ chính bạn khi bạn có thể!

Bình luận

Hotline: 0283 872 0323
Chat Facebook
Gọi điện ngay